Báo Mới - Mở rộng chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ ở TP.HCM

Ngày 23/11/2020, trang Báo Mới đã đưa tin "Mở rộng chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ ở TP.HCM"

Ngày 23/11/2020, trang Báo Mới đã đưa tin "Mở rộng chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ ở TP.HCM":

https://baomoi.com/mo-rong-chuong-trinh-phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-o-tp-hcm/c/37117563.epi?fbclid=IwAR3g1u4a2cMTBh5r5q3f06E8MO6z1zNyfKQWCAGPKKTvYBfGjQNljHt-VQU

"Bắt đầu từ năm 2017, Chương trình AVANT, một chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo ra đời với sứ mệnh nâng cao năng lực phục hồi chức năng sau đột quỵ thông qua các khóa đào tạo rộng khắp dành cho đối tượng tham gia là các bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và người chăm sóc bệnh nhân.

Trong vòng 3 năm qua (từ năm 2017-2020), Chương trình đã tổ chức 63 lớp dành cho các cán bộ y tế đến từ 650 bệnh viện thuộc 59 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có 4.340 bác sỹ, kỹ thuật viên đã hoàn thành khóa học.

Các bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên ngành đột quỵ, cấp cứu, thần kinh và phục hồi chức năng được tiếp cận những kiến thức và bài tập mới, hiệu quả nhất về điều trị đột quỵ.

Chương trình AVANT cũng đã tổ chức 6 khóa tập huấn chuyên sâu cho các bác sỹ, kỹ thuật viên của các bệnh viện đầu ngành trên toàn quốc tại các trung tâm phục hồi chức năng tại Áo.

Cùng với các bác sỹ, kỹ thuật viên, người chăm sóc bệnh nhân cũng là đối tượng Chương trình AVANT hướng đến. Chương trình triển khai các lớp đào tạo, giúp người nhà và người chăm sóc bệnh nhân thấu hiểu người bệnh, hỗ trợ người bệnh một cách hiệu quả cũng như hiểu được các yếu tố nguy cơ nhằm phòng tránh đột quỵ tái phát.

Thông qua các bài tập phục hồi chức năng, người chăm sóc có thể giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi khả năng vận động, dần dần tự thực hiện các hoạt động hàng ngày, trở về với cuộc sống bình thường, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tính đến tháng 11/2020 đã có gần 150 lớp huấn luyện được tổ chức cho gần 4.000 người nhà bệnh nhân.

Dự kiến, đến năm 2022, Chương trình AVANT sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới đào tạo với tổng cộng 150 khóa tập huấn dành cho cán bộ y tế và 300 lớp học cho người nhà bệnh nhân, phủ sóng đến các bệnh viện ở toàn bộ 63 tỉnh, thành trên toàn quốc, để các cán bộ y tế cũng như người nhà bệnh nhân ở miền núi, vùng sâu vùng xa được tiếp cận kiến thức tiên tiến về đột quỵ và chăm sóc bệnh nhân./."